Gạo sấm chế xà phòng, làm nông cụ
Gạo sấm - Scleropyrum wallichianum (Wight. et. Arn.) Arn., thuộc họ Đàn hương -
Santalaceae.
Mô tả gạo sấm
Cây thường xanh cao 8-12m, đường kính 15-20cm. Thân có gai, vỏ màu trắng xám.
Cành nhỏ có lông. Lá đơn, mọc so le, hình trứng thuôn hay trái xoan rộng, dài 7-20cm, rộng 5-11cm,
đầu nhọn, gốc hình nêm rộng, gân bên 4-8 đôi; cuống 6-10mm. Cụm hoa dạng bông ở nách lá. Hoa tạp
tính, đài hoa 5 thuỳ, nhị 5, bầu dưới 1 ô, 3 noãn. Quả hạch, hình trứng rộng, dài 30-35mm mang thuỳ
của bao hoa tồn tại. Vỏ nạc, khi chín màu vàng. Hạt hình cầu.
Hoa tháng 4-5 quả tháng 8-9.
Bộ phận dùng của gạo sấm
Lá - Folium Scleropyri.
Hình ảnh: Gạo sấm
Nơi sống và thu hái của gạo sấm
Loài phân bố ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào. Cây mọc ở rừng hoặc chân
núi đá vôi Hoà Bình, Hà Tây, Nam Hà, Ninh Bình, Hà Tĩnh qua Kontum tới Kiên Giang (đảo Phú
Quốc).
Thành phần hoá học: Hạt có dầu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp của gạo sấm
Gỗ được sử dụng làm các loại nông cụ. Dầu hạt có thể chế
tạo xà phòng. Lá được sử dụng trong phạm vi dân gian (Mường) làm thuốc giã đắp các vết thương do
tên thuốc độc.