Gáo vàng làm thuốc bổ đắng, chữa sốt và sơ gan
Gáo vàng - Nauclea orientalis (L.) L. (Sarcocephulus coadunata (Roxb. exem Sm.) Druce),
thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.
Mô tả gáo vàng
Cây gỗ lớn, cao đến 20m. Cành mọc ngang. Vỏ non màu nâu đậm, vỏ cây già màu
xám trắng, gỗ vàng. Lá hình xoan rộng, chóp tròn, gốc tròn hay hình tim, dài 8-25cm; cuống tròn lõm
ở trên; lá kèm tròn. Cụm hoa hình đầu ở trên một cuống đài mang nhiều hoa nhỏ màu vàng hay màu
ngà, có mùi thơm. Quả kép mập, to 2-3cm.
Cây ra hoa tháng 3, có quả chín tháng 7.
Bộ phận dùng: Vỏ cây và gỗ - Cortex et Lignum Naucleae Orientalis.
Nơi sống và thu hái của gáo vàng
Loài của Ấn Độ, Xri Lanka, Malaixia, Philippin và Bắc Ôxtrâylia. Ở
nước ta, thường mọc ở các trảng, rừng phục hồi, chỗ ẩm mát ven suối vùng đồng bằng tới ven nước lợ.
Cũng được trồng lấy gỗ làm ghe. Ta thường bóc vỏ cây dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Có thể chẻ
gỗ phơi khô để dùng.
Thành phần hoá học: Vỏ chứa alcaloid.
Hình ảnh: gáo vàng
Tính vị, tác dụng của gáo vàng
Vỏ cây và rễ đều có vị đắng, có tác dụng bổ, hạ nhiệt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp của gáo vàng
Thường dùng làm thuốc bổ đắng, chữa sốt và chữa xơ gan
cổ trướng. Dùng 10-15g, sắc uống. Ðể chữa xơ gan, phối hợp với Cỏ sữa. Cỏ xước, mỗi vị 10g.